No Result
View All Result
Nuôi Dưỡng Chăm Sóc Sức Khỏe Mẹ Và Bé
  • Home
  • Trẻ Sơ Sinh
    • Dinh Dưỡng Cho Trẻ
    • Bệnh Ở Trẻ
  • Mẹ Bầu Sau Sinh
    • Dinh Dưỡng Cho Mẹ Bầu
    • Sức khỏe Mẹ Bầu Sau Sinh
    • Giảm Cân Sau Sinh
  • Làm Đẹp
    • Chăm Sóc Da
    • Chăm Sóc Tóc
  • Tin Tức
  • Home
  • Trẻ Sơ Sinh
    • Dinh Dưỡng Cho Trẻ
    • Bệnh Ở Trẻ
  • Mẹ Bầu Sau Sinh
    • Dinh Dưỡng Cho Mẹ Bầu
    • Sức khỏe Mẹ Bầu Sau Sinh
    • Giảm Cân Sau Sinh
  • Làm Đẹp
    • Chăm Sóc Da
    • Chăm Sóc Tóc
  • Tin Tức
No Result
View All Result
Nuôi Dưỡng Chăm Sóc Sức Khỏe Mẹ Và Bé
No Result
View All Result
Home Trẻ Sơ Sinh Bệnh Ở Trẻ

Triệu Chứng Sốt Xuất Huyết Ở Trẻ Em Và Cách Chăm Sóc Cho Trẻ

Vân by Vân
Tháng Chín 21, 2021
in Bệnh Ở Trẻ, Trẻ Sơ Sinh
0
Sốt xuất huyết ở trẻ và những triệu chứng cần biết

Sốt xuất huyết ở trẻ và những triệu chứng cần biết

0
SHARES
37
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là một bệnh rất nguy hiểm và có khả năng gây tử vong cao. Vì vậy, cha mẹ cần biết các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em để kịp thời phát hiện đưa trẻ đi khám và điều trị nhằm tránh những rủi ro không mong muốn.

Bệnh sốt xuất huyết và những điều cần biết
Bệnh sốt xuất huyết và những điều cần biết

Mục Lục

  • 1 1. Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
    • 1.1 Giai đoạn 1: Xuất hiện sốt
    • 1.2 Giai đoạn 2: giai đoạn nguy hiểm
    • 1.3 Giai đoạn 3: Hồi phục 
  • 2 Cách chăm sóc cho trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà
  • 3 Những cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
    • 3.1 Tiêu diệt lăng quăng (bọ gậy)
    • 3.2 Biện pháp phòng chống muỗi đốt cho trẻ

1. Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết ở trẻ em có những biểu hiện khác nhau nhưng có các đặc điểm chung là sự khởi phát bệnh khá đột ngột. Diễn biến của bệnh chuyển từ nhẹ đến nặng qua 3 giai đoạn chính là: Giai đoạn sốt, Giai đoạn nguy hiểm, Giai đoạn phục hồi. 

Giai đoạn 1: Xuất hiện sốt

Ở giai đoạn này trẻ sẽ bị sốt cao đột ngột và liên tục làm cho trẻ dễ bị khó chịu ,quấy khóc. Ngoài ra, trẻ có thể bị đau đầu, buồn nôn, đau các cơ và khớp, dễ chảy máu chân răng hay bị chảy máu cam. 

Khi thực hiện xét nghiệm máu ở giai đoạn này thường không rõ ràng. Hồng cầu lúc này đa số vẫn bình thường, số lượng tiểu cầu vẫn bình thường hoặc đang giảm, nhưng lượng bạch cầu sẽ thường giảm dần. 

Giai đoạn 2: giai đoạn nguy hiểm

Sau giai đoạn đầu tiên, trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn nguy hiểm. giai đoạn này thường ở vào ngày thứ 3-7 sau khi có các biểu hiện mắc bệnh. Biểu hiện chính ở giai đoạn này là bị thoát huyết tương, lượng huyết tương lúc này thoát ra ồ ạt làm bụng dễ bị chướng to kéo dài trong khoảng 1-2 ngày làm tăng nguy cơ tử vong ở các bệnh nhân nhi. 

Nếu đi khám thì các triệu chứng có thể nhận thấy là tràn dịch ở màng phổi, gan to bất thường, tràn dịch màng bụng và mi mắt phù nề. Tình trạng thoát huyết tương nếu có diễn biến nặng khiến trẻ nhỏ xuất hiện những biểu hiện như: da lạnh, bứt rứt, mạch nhanh nhỏ, đi tiểu ít, tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp,… Một số trường hợp đặc biệt sẽ khiến trẻ bị sốt xuất huyết dưới da làm xuất hiện các mảng bầm tím, các nốt xuất huyết này sẽ nằm rải rác và thường là tại các vị trí như: mặt trước hai cẳng chân, mặt bên trong của cánh tay, dưới bụng, đùi, bên mạn sườn, niêm mạng xuất huyết hay chảy máu chân răng…

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng sốt xuất huyết không phải sẽ có hết những biểu hiện trên trong quá trình mắc bệnh. Do đó, giai đoạn nguy hiểm có thể đã đến nhưng không có biểu hiện của các triệu chứng nên rất dễ chủ quan. Các triệu chứng nguy hiểm là trẻ bị sốc và với các biểu hiện: giảm tri giác, giảm thân nhiệt, giảm huyết áp. 

Khi đi khám ở giai đoạn này thì lượng tiểu cầu lúc xét nghiệm giảm mạnh và chỉ còn dưới 100.000/mm3. Nếu trường hợp nặng trẻ có thể bị rối loạn đông máu, vô cùng nguy hiểm.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ qua từng giai đoạn
Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ qua từng giai đoạn

Giai đoạn 3: Hồi phục 

Sau giai đoạn nguy hiểm là giai đoạn hồi phục. Lúc này trẻ dần hết sốt, tình trạng trở nên tốt hơn, huyết áp ổn định hơn và đi tiểu nhiều hơn. Xét nghiệm máu thì lượng bạch cầu tăng , số lượng tiểu cầu dần trở về mức bình thường.

Cách chăm sóc cho trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà

Khi có những dấu hiệu trẻ bị mắc bệnh sốt xuất huyết thì hãy đưa trẻ đến các bệnh viện gần nhất để khám và điều trị. Thông thường các trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ được điều trị tại nhà và sẽ tái khám theo lịch chỉ dẫn. Những lưu ý của bác sĩ khi điều trị bệnh tại nhà để có được hiệu quả tốt nhất: 

  1. Nếu trẻ sốt cao trên 39 độ C thì cần được uống thuốc paracetamol theo chỉ định của bác sĩ, dùng khăn mát để hạ nhiệt cơ thể và lưu ý không dùng aspirin hay ibuprofen.  
  2. Hãy cho trẻ uống nhiều nước, oresol, nước hoa quả,… để bổ sung chất điện giải. 
  3. Chế độ ăn trong ngày nên chia thành các bữa nhỏ và nên cho trẻ ăn những thức ăn loãng và dễ tiêu hóa nhưng vẫn đủ dinh dưỡng. Không cho trẻ ăn và uống những thực phẩm có màu sẫm.
  4. Tránh cho trẻ vận động trong thời gian bị bệnh. 
  5. Trường hợp mà trẻ không uống được nước do cơ thể yếu và bị nôn quá nhiều thì đưa trẻ ra bệnh viện để có những chỉ định tiếp theo. 
  6. Khi điều trị bệnh tại nhà nếu gặp những trường hợp sau đây thì hãy đưa trẻ đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất:
    • Vật vã, lừ đừ.
    • Đau bụng ngày càng nặng.
    • Da xung huyết nhưng tứ chi lạnh.
    • Nôn ói liên tục.
    • Xuất huyết tiêu hóa đột ngột.

Những cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Hiện nay, ở Việt Nam vẫn chưa có biện pháp và vắc xin đặc trị để phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Biện pháp phòng dịch tốt nhất hiện tại là kiểm soát tốt các loại côn trùng trung gian truyền bệnh lây nhiễm như: bọ gậy, muỗi,… Cùng với đó là vệ sinh sạch sẽ nơi ở và loại bỏ các vị trí chứa nước tù đọng. Cha mẹ hãy thực hiện những điều sau để có thể phòng chống dịch cho trẻ tốt hơn:

Chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết cho trẻ và những người xung quanh
Chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết cho trẻ và những người xung quanh

Tiêu diệt lăng quăng (bọ gậy)

  • Với các dụng cụ chứa nước thì nên đậy kín để muỗi không vào đẻ trứng.
  • Nếu có các dụng cụ chứa nước lớn như chum, vại, giếng nước,… thì nên thả cá vào để loại bỏ bọ gậy.
  • Hãy vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ chứa nước thường xuyên.
  • Dọn vệ sinh quanh nhà không đẻ rác thải và các vật dụng không dùng tới ở một góc tránh để muỗi làm chỗ ở.

Biện pháp phòng chống muỗi đốt cho trẻ

  • Cho trẻ mặc quần áo dài tay.
  • Khi ngủ thì dùng màn, giăng mùng (kể cả ban ngày).
  • Dùng bình xịt muỗi, nhang hương chống muỗi, vợt điện diệt muỗi,…
  • Gia đình cần tích cực phối hợp với cấp chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết định kỳ.

Previous Post

Cách Chăm Sóc Da Mặt Hàng Ngày Hiệu Quả Nhất

Next Post

Chăm Sóc Tóc Khô Xơ Và Chẻ Ngọn Bằng Phương Pháp Tự Nhiên

Vân

Vân

Next Post
chăm sóc tóc khô xơ bằng phương pháp tự nhiên

Chăm Sóc Tóc Khô Xơ Và Chẻ Ngọn Bằng Phương Pháp Tự Nhiên

Recommended

Sau khi mổ áp xe nên ăn gì để mau lành bệnh?

Sau khi mổ áp xe nên ăn gì để mau lành bệnh?

4 tháng ago
Giải phẫu đại tràng (ruột già) | cấu tạo, đặc điểm, cách hoạt động

Giải phẫu đại tràng (ruột già) | cấu tạo, đặc điểm, cách hoạt động

4 tháng ago

Trending

khoa ngoại chuyên phẫu thuật ngoại khoa

Khoa ngoại là gì? Khoa ngoại gồm những bệnh gì? | Chi Tiết

7 tháng ago
thế nào là tiểu phẫu

Tiểu phẫu là gì? Quy trình thực hiện tiểu phẫu | CHI TIẾT NHẤT |

7 tháng ago
ADVERTISEMENT

Popular

anal gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm

Anal là gì? Anal Sex hành vi tình dục mang nhiều tiềm ẩn nguy hại

7 tháng ago
khoa ngoại chuyên phẫu thuật ngoại khoa

Khoa ngoại là gì? Khoa ngoại gồm những bệnh gì? | Chi Tiết

7 tháng ago
thế nào là tiểu phẫu

Tiểu phẫu là gì? Quy trình thực hiện tiểu phẫu | CHI TIẾT NHẤT |

7 tháng ago
sau tiểu phẫu nên ăn gì tốt?

Sau Khi Tiểu Phẫu Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì Để Mau Lành Bệnh [FULL]

7 tháng ago
bà bầu đi đại tiện nhiều lần nguy hiểm không?

Tại sao bà bầu đi đại tiện nhiều lần trong ngày | Giải đáp A – Z

7 tháng ago
Nuôi Dưỡng Chăm Sóc Sức Khỏe Mẹ Và Bé

Con Khỏe Mẹ Vui - Đồng Hành Cùng Bạn Đọc Trong Suốt Các Giai Đoạn Phát Triển Của Trẻ Nhỏ. Giúp Đỡ Các Mẹ Có Thêm Kiến Thức Chăm Sóc Trẻ Và Bản Thân Tốt Nhất

Category

  • Bệnh Ở Trẻ (5)
  • Chăm Sóc Da (3)
  • Chăm Sóc Tóc (7)
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ Bầu (1)
  • Dinh Dưỡng Cho Trẻ (4)
  • Giảm Cân Sau Sinh (1)
  • Làm Đẹp (12)
  • Mẹ Bầu Sau Sinh (5)
  • Sức khỏe Mẹ Bầu Sau Sinh (4)
  • Tin Tức (16)
  • Trẻ Sơ Sinh (9)

Follow Us

Recent Posts

  • Sau khi mổ áp xe nên ăn gì để mau lành bệnh? Tháng Ba 2, 2022
  • Giải phẫu đại tràng (ruột già) | cấu tạo, đặc điểm, cách hoạt động Tháng Ba 2, 2022
  • Mách Ngay Cho Mẹ 7 Loại Kem Trị Rôm Sảy Cho Trẻ Sơ Sinh Tháng Mười Hai 13, 2021
  • About
  • Shop
  • Forum
  • Contact

Mọi thông tin trên conkhoemvui.vn chỉ mang tính chất tổng hợp, tham khảo, người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà phải có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

No Result
View All Result
  • Home
  • Trẻ Sơ Sinh
    • Bệnh Ở Trẻ
    • Dinh Dưỡng Cho Trẻ
  • Mẹ Bầu Sau Sinh
    • Dinh Dưỡng Cho Mẹ Bầu
    • Giảm Cân Sau Sinh
    • Sức khỏe Mẹ Bầu Sau Sinh
  • Làm Đẹp
    • Chăm Sóc Da
    • Chăm Sóc Tóc
  • Tin Tức

Mọi thông tin trên conkhoemvui.vn chỉ mang tính chất tổng hợp, tham khảo, người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà phải có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Login to your account below

Forgotten Password?

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In