Sau sinh nên ăn gì để nhiều sữa là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ. Cùng nghe chia sẻ của Bác sĩ chuyên khoa để biết bí quyết giúp nhiều sữa hơn nhé!

Khẩu phần ăn hàng ngày cần được cung cấp và đảm bảo chất lượng để có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sữa mẹ. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Do đó, việc xây dựng được một thực đơn phù hợp mà không nhiều chất béo là điều vô cùng quan trọng trong thời kì này.
Mục Lục
- 1 Dinh dưỡng cần có sau sinh để có nhiều sữa
- 2 Những thực phẩm dinh dưỡng sau sinh nên ăn để nhiều sữa
- 3 Các chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ
- 4 Các chất cần bổ sung cho mẹ khi nuôi con bú
- 5 Lượng nước cần thiết hàng ngày cho mẹ khi nuôi con bú
- 6 Hạn chế một số thực phẩm trong quá trình cho con bú
- 7 Kết
Dinh dưỡng cần có sau sinh để có nhiều sữa
- Năng lượng: Bổ sung năng lượng trong thời kỳ này là rất quan trọng và cần thiết để mẹ có thể bài tiết sữa. Lượng sữa con bú 1 ngày khoảng từ 700-850ml và sẽ mất khoảng 67 kcal/ml. Như thế, các mẹ sẽ mất khoảng 500-507 kcal mỗi ngày và sẽ có hiệu quả tổng hợp sữa là 90%.
- Protein: Trong khoảng thời gian từ 6 tháng đầu tiên cần phải bổ sung lượng protein từ 20-25 gam/ ngày so với người trưởng thành.
- Lipid: Nhu cầu lipid cần thiết = nhu cầu lipid/ năng lượng tổng hợp. Nhu cầu lipid làm khoảng 20-25%.
- Vitamin: Đối với vitamin B2 (tăng thêm 0.5mg/ngày), vitamin C (95mg/ngày), folate (tăng thêm 100 mcg/ngày), vitamin A (850mg/ngày)
- Chất khoáng: Bổ sung thêm lượng khoáng như Sắt ( tăng thêm 24mg/ngày), canxi (tăng thêm 1,300mg/ngày), kẽm (trong 6 tháng đầu sau sinh khoảng 9.5 mg/ngày và sau 6 tháng giảm còn khoảng 7.2 mg/ngày)
Những thực phẩm dinh dưỡng sau sinh nên ăn để nhiều sữa
Khẩu phần ăn của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sữa mẹ nên trong thời kì này ta nên chú ý chế độ ăn để có đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cả mẹ và bé. Có một số chất dinh dưỡng được chuyển vào sữa mẹ dù nó có được mẹ tiêu thụ hay không. Nên việc ăn uống thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng và an toàn là một điều rất quan trọng. Sau đây, là một số lời khuyên về các loại thực phẩm dinh dưỡng dành cho mẹ và bé:
- Hải sản: các loại cá (đặc biệt cá hồi), rong biển,….
- Thịt: thịt bò, thịt cừu, thịt lợn và các nội tạng như gan,….
- Trái cây và rau củ quả: cà chua, bắp cải, cải xoăn, tỏi, bông cải xanh và các loại trái cây sạch
- Các loại hạt: hạnh nhân, quả óc chó, hạt chia….
- Thực phẩm giàu protein và chất béo: trứng, yến mạch, kiều mạch, socola đen.
Các chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ
Các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ được phân thành hai nhóm. Đối với nhóm 1 là chất dinh dưỡng phụ thuộc vào chế độ ăn và dinh dưỡng có trong bữa ăn. Nhóm 2 lại không phụ thuộc vào chế độ ăn mà sẽ được tiết vào sữa mẹ cho dù mẹ không ăn hay tình trạng sức khỏe hiện tại của mẹ. Với câu hỏi hay được nhắc tới là mẹ sau sinh nên ăn gì để nhiều sữa? thì dưới đây là
Nhóm 1: chứa chất dinh dưỡng sau sinh giúp nhiều sữa
- Vitamin B1: các loại cá, thịt lợn, hạt và bánh mì
- Vitamin B2 : phô mai, hạnh nhân, các loại hạt, trứng
- Vitamin B6: hạt,cá loại cá, thịt gà, thịt lợn, chuối.
- Vitamin B12: Các loại động vật có vỏ, gan, cua và tôm
- Choline: trứng gà, gan các loại, cá và đậu phộng
- Vitamin A: khoai lang, cà rốt, các loại rau có lá xanh đậm, trứng
- Vitamin D: dầu gan cá, cá có dầu và một số thực phẩm tăng cường.
- Iod: rong biển khô, cá tuyết, sữa và muối iod
Đối với nhóm 1 là các thực phẩm sẽ cung cấp cho mẹ thêm chất dinh dưỡng còn thiếu trong sữa mẹ hoặc cơ thể. Do đó, để có thể cung cấp đủ dưỡng chất cho con bú thì mẹ cũng nên cân đối chế độ ăn sao cho hợp lý nhất đối với những thực phẩm nêu trên.
Nhóm 2: thức ăn giúp sau sinh nhiều sữa hơn
- Folate: Đậu, đậu lăng, rau xanh, măng tây, bơ
- Canxi: các loại sữa, sữa chua, phô mai và các loại đậu
- Sắt: các loại thịt, hải sản, đậu, rau xanh,…
- Đồng: các loại động vật có lớp vỏ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đậu, thịt nội tạng và khoai tây
- Kẽm: hàu, thịt gia cầm,các loại hạt và sữa.
Đối với nhóm 2 trong sữa mẹ sẽ không ảnh hưởng tới chế độ và khẩu phần ăn. Các bé vẫn sẽ nhận được các chất dinh dưỡng được cơ thể mẹ bài tiết các chất này vào sữa nên nếu mẹ tiêu thụ các nhóm thức ăn nêu trên thấp thì vẫn không ảnh hưởng tới sữa mẹ. Nhưng sau một thời gian lượng dinh dưỡng dự trữ các nhóm chất này sẽ dần cạn kiệt nên mẹ phải cung cấp thêm những thực phẩm có trong các nhóm chất để bổ sung thêm được những dưỡng chất cần thiết.
Các chất cần bổ sung cho mẹ khi nuôi con bú
Sự lo lắng của các mẹ đối với việc sử dụng các chất bổ sung khi trong quá trình cho con bú. Nhiều loại có chứa các thảo mộc hay các chất kích thích có thể truyền vào trong sữa mẹ. Nhưng cũng có một số chất sẽ bổ sung có lợi cho cả mẹ và bé.
- Vitamin tổng hợp: Bổ sung thêm các vitamin tổng hợp để lấy lại được các vitamin đã mất trong quá trình khi mang thai. Khi mang thai, phụ nữ thường có xu hướng bị nghén nên sẽ không cung cấp đủ được chất dinh dưỡng cần thiết.
- Omega-3 (DHA):Được tìm thấy nhiều ở trong hải sản, tảo. Đây là chất quan trọng và cần thiết cho hệ thống thần kinh, da và mắt. Đặc biệt, DHA có vai trò quan trọng cho sự phát triển của não bộ. Nếu cơ thể mẹ thiết DHA thì trong sữa mẹ cũng sẽ thiếu chất này cho bé. Thiếu omega 4 trong những giai đoạn đầu đời này sẽ làm ảnh hưởng nhiều về quá trình phát triển của bé sau này.
- Vitamin D: Được tìm thấy chủ yếu trong cá, dầu gan cá và thực phẩm bổ sung. Có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xương và hệ miễn dịch. Vitamin D thường xuất hiện rất ít trong sữa mẹ ở giai đoạn đầu này nên mẹ cần phải bổ sung thêm các thực phẩm có chứa vitamin D.
Lượng nước cần thiết hàng ngày cho mẹ khi nuôi con bú
Quá trình tiết sữa cho con bú sẽ làm mất nhiều nước. Vì vậy, uống nước đủ hàng ngày sẽ làm tăng hiệu quả tiết sữa. Không những vậy, uống đủ nước sẽ giúp mẹ đào thải được các độc tố có trong cơ thể. Các mẹ nên uống nước lọc hay các loại nước ép trái cây. Lượng nước trung bình cần phải uống 1 ngày là khoảng 2-3 lít nước.
Hạn chế một số thực phẩm trong quá trình cho con bú
- Caffeine: là chất ảnh hưởng cực kỳ lớn đến trẻ, sẽ có khoảng 1% lượng caffeine sẽ được chuyển trực tiếp vào sữa mẹ. Với cơ thể yếu ớt và hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện thì trẻ sẽ mất nhiều thời gian để có thể chuyển hóa hết được số caffeine đó và ảnh hưởng tới cả giấc ngủ của trẻ.
- Sữa bò: là một loại đồ uống có thể gây dị ứng với trẻ từ chế độ của mẹ. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 2-6% trẻ có thể bị dị ứng với sữa bò. Biểu hiện của trẻ khi bị dị ứng là sẽ phát ban, tiêu chảy, nôn và đau bụng,… Nếu tình trạng này xảy ra thì rất có thể trẻ đang bị dị ứng với sữa bò có trong sữa mẹ.
- Các chất kích thích như rượu, bia,… cũng sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng của sữa mẹ.
Kết
Những thắc mắc về sau sinh nên ăn gì để nhiều sữa cho con bú đã được bài viết gợi ý và chia sẻ. Mong rằng những kinh nghiệm này sẽ giúp được cho các mẹ trong quá trình nuôi con bú. Nguồn sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính và chủ yếu cho sự phát triển của bé. Vì vậy, ngoài việc cho con bú đều đặn và khoa hoặc thì các mẹ cũng nên chú ý về chế độ ăn dinh dưỡng sao cho phù hợp nhất với mình để có thể tốt cho cả mẹ và bé.