Bệnh Parkinson ở người trẻ vẫn có thể mắc phải mặc dù đây là bệnh thường xuất hiện ở người già. Tại sao lại như vậy, theo dõi bài viết để biết nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh nhé!

Bệnh Parkinson còn được gọi là hội chứng liệt rung, làm rối loạn não bộ khi các tế bào thần kinh bị tổn thương gây ra hạn chế cho cơ quan vận động. Trong cơ thể lúc này, các tế bào não chết hoặc bị tổn thương khiến dopamine bị ngừng sản xuất. Dopamine là kháng thể có các chức năng như kiểm soát các cơ quan thần kinh và cơ bắp để vận động.
Mục Lục
Sự khởi phát của bệnh Parkinson ở người trẻ như thế nào?
Bệnh Parkinson thường xảy ra ở khoảng độ tuổi 65, là bệnh hiếm gặp ở người trẻ tuổi. Độ tuổi dưới 50 tuổi có tỷ lệ là 50/100.000 và ở độ tuổi dưới 40 tuổi có tỷ lệ là 5/100.000.
Nếu hội chứng này xuất hiện trước tuổi 50 thì được coi là khởi phát sớm. Còn nếu khởi phát bệnh ở độ tuổi 40 thì được coi là mắc bệnh Parkinson ở người trẻ tuổi (Young Onset Parkinson’s).
Quá trình phát triển bệnh ở những người trẻ thường chậm hơn so với người già. Nguyên nhân có thể dẫn tới bệnh parkinson ở người trẻ thường là do môi trường và gen di truyền. Nếu trong gia đình có người từng bị mắc bệnh thì có thể sẽ có nguy cơ mắc bệnh parkinson ở người trẻ tuổi cao.
Ngoài ra, một số nguyên nhân gồm những yếu tố thúc đẩy nhanh sự phát triển của bệnh là các chất hóa học như: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, …
Những tác động quan trọng khi bệnh Parkinson khởi phát sớm ở người trẻ
Những người còn trẻ họ đang trong quá trình phát triển sự nghiệp nên nếu khả năng vận động của họ suy giảm thì sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Lâu dần cơ thể sẽ dần suy giảm về sức khỏe và cả khả năng lao động.
Bệnh Parkinson ở người trẻ tuổi sẽ hiếm gặp hơn so với người già. Qua đó, các nhà khoa học đang nghiên cứu và tìm ra những phương pháp y học về căn bệnh này nhằm có thể đưa ra các hướng điều trị phù hợp.
Nếu bệnh Parkinson mắc ở người trẻ thì rất có thể đó là do di truyền hoặc có thể do các tác động xấu do các chất hóa học độc hại. Ở người trẻ, hệ não bộ khỏe mạnh hơn so với người già nên các phương pháp điều trị bệnh cũng sẽ thích ứng nhanh hơn.

Những dấu hiệu bệnh Parkinson ở người trẻ tuổi
- Xuất hiện hiện tượng trầm cảm và mất ngủ.
- Hiện tượng rối loạn trương cơ lực có thể gây ra chuột rút ở các bắp cơ, có cứng bàn chân, ở các đầu ngón chân.
- Cơ thể có thể nhạy cảm hơn với thuốc đặc trị bệnh Parkinson và dễ gặp các tác dụng phụ của levodopa gây rối loạn vận động.
- Các triệu chứng như suy giảm trí nhớ và mất khả năng năng thăng bằng sẽ có tỷ lệ tăng cao và rõ ràng hơn.
Các cách điều trị bệnh Parkinson ở người trẻ
Bệnh Parkinson hiện chưa có thuốc điều trị. Tuy nhiên, việc kiểm soát và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh là hoàn toàn có thể.
1. Sử dụng thuốc đặc trị Parkinson
Phương pháp dùng thuốc để điều trị bệnh Parkinson được đa số người bị bệnh sử dụng. Bên cạnh đó, có một số người khi sử dụng thuốc sẽ gặp những tác dụng phụ. Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định dùng khi mắc bệnh:
- Chất chủ vận dopamine: đây là loại thuốc trực tiếp kích thích các tế bào não bộ giúp các dopamine hoạt động tốt hơn. Do đó, quá trình phát triển của bệnh được kiểm soát hơn.
- Thuốc ức chế men phân giải dopamine: Dùng thuốc ức chế men phân giải sẽ làm kéo dài thời gian tác dụng của dopamine trong não bộ. Các loại thuốc được kể đến như: selegiline, entacapone,…
- Thuốc kháng cholinergic và amantadine: Là các loại thuốc chữa trị ở giai đoạn đầu của bệnh.
- Levodopa: Nên tham khảo và dùng theo chỉ định của bác sĩ vì loại thuốc này rất dex gây ra tác dụng phụ.

2. Phẫu thuật để điều trị bệnh Parkinson ở người trẻ
Bệnh parkinson ở người trẻ tuổi thì có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật để kích thích tế bào não bộ hoặc cấy ghép mô não thai nhi,…
3. Chữa trị bằng phương pháp cải thiện tâm lý người bệnh.
Bệnh Parkinson có thể gây ra các vấn đề về tâm lý. Vì vậy, người bệnh cần sử dụng các loại thuốc uống an thần chống trầm cảm và cải thiện chứng rối loạn tâm lý. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần có sự chăm sóc đặc biệt và thường xuyên của những người thân xung quanh.
4. Hoạt động tập thể dụng và có chế độ sinh hoạt phù hợp.
Các bài tập thể dục nhẹ nhàng như chạy bộ, tập yoga, các bài tập thể dục,… để cải thiện sức khỏe và tăng sức đề kháng chống chọi với các triệu chứng của bệnh. Kết hợp với đó là các bài tập chức năng bằng phương pháp vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.